Thương mại điện tử và digital marketing luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, cũng chính bởi thế mà có nhiều người vẫn lầm tưởng rằng hai khái niệm này là một. Vì vậy, trong bài viết này, Winmap DMS sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được sự khác nhau giữa digital marketing và thương mại điện tử nhé!
Thương mại điện tử là gì ?
Ngày nay, cụm từ thương mại điện tử xuất hiện rất nhiều trong các cuộc thảo luận, nó cũng là một chủ đề nhận được nhiều sự bàn luận trên các phương tiện truyền thông.
Nhưng bạn đã thực sự hiểu thương mại điện tử nghĩa là gì, có mấy loại và các hoạt động của nó là gì hay chưa? Dưới đây là khái niệm tất cả những kiến thức tổng quan nhất về thương mại điện tử:
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng ứng dụng số dựa vào sự trợ giúp của công nghệ thông tin, truyền thông và mạng internet.
Trong thương mại điện tử, hầu hết các khâu mua hàng từ việc lựa chọn, giao tiếp với người bán hàng và đặt hàng đều được diễn ra trên các sàn thương mại điện tử hoặc các trang mạng xã hội.
Thương mại điện tử có những hình thức nào ?
Thương mại điện tử hiện nay được chia thành ba dạng hình thức khác nhau đó là: B2B, B2C và C2C.
- Hình thức B2B: B2B là viết tắt của cụm Business to business, trong Tiếng Việt có nghĩa là doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Hình thức này thể hiện sự giao dịch, buôn bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa hai doanh nghiệp, có nghĩa là một doanh nghiệp này sẽ tiếp thị và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp khác đến tay khách hàng.
- Hình thức B2C: B2C là viết tắt của cụm từ Business to customers, nghĩa là doanh nghiệp đến khách hàng. Với hình thức này, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ được diễn ra một cách trực tiếp từ một doanh nghiệp đến khách hàng mà không qua bất kỳ hình thức trung gian nào.
- Hình thức C2C: C2C – customer to customer có nghĩa là khách hàng đến khách hàng hay người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Đây là hình thức các khách hàng sẽ thực hiện việc trao đổi và mua bán hàng hóa trực tiếp với nhau không thông qua các doanh nghiệp.
Đôi nét về Digital Marketing
Trong một vài năm trở lại đây, lĩnh vực Digital marketing có một sức hút rất lớn trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng hay các trang mạng xã hội. Không chỉ vậy, lĩnh vực này còn trở thành một ngành học được các bạn trẻ ngày nay rất săn đón. Sau đây hãy tìm hiểu một vài điều cơ bản nhất về khái niệm Digital Marketing.:
Digital Marketing là gì?
Digital marketing nghĩa là tiếp thị kỹ thuật số là một thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các hoạt động tiếp cận khách hàng, tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu và trao đổi thông tin bằng cách sử dụng các nền tảng số, các công cụ kỹ thuật và mạng internet.
Các kênh tiếp thị kỹ thuật số
Hiện nay, Digital marketing bao gồm bốn dạng media chính là: owned media, paid media, earned media và social media.
Owned media
- Owned media có nghĩa là những kênh tự sở hữu. Đây là những kênh tiếp thị do doanh nghiệp tự xây dựng và quản lý chính như: website, blog, microsite,…
- Với dạng kênh này, doanh nghiệp sẽ có các platform để có thể chủ động theo dõi sự phát triển của kênh và cũng dễ dàng thay đổi các chiến dịch quảng cáo dựa vào các phản hồi trực tiếp của khách hàng.
Paid Media
- Paid media được hiểu đơn giản là các kênh mất phí. Có nghĩa là để thực hiện việc quảng cáo hay tiếp thị sản phẩm trên các kênh này, doanh nghiệp cần trả phí cho mỗi quảng cáo được hiển thị.
- Ngoài ra, có thể kể đến như KOLs, retargeting,…. Khi sử dụng các kênh tiếp thị trả phí, bạn có thể theo dõi chỉ số, hiệu quả và mức độ thành công của chiến dịch.
Earned media
- Truyền thông lan truyền là kênh mà khách hàng chính là người đóng vai trò chủ chốt trong việc quảng bá sản phẩm giá và dịch vụ.
- Các khách hàng mục tiêu sau khi đã sử dụng sản phẩm sẽ tự lan truyền thông tin về doanh nghiệp đến mọi người xung quanh. Từ đó tạo nên sự tiếp cận rộng rãi của sản phẩm đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Social media
- Các trang mạng xã hội là một trong những kênh rất hữu ích và quan trọng bậc nhất trong Digital marketing. Do có mạng lưới người dùng rộng lớn cũng như mức độ tương tác cao và khá ổn định.
- Các kênh mạng xã hội như: YouTube, Facebook, Instagram rất dễ dàng nắm bắt được nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng để có thể tiếp cận họ một cách tự nhiên nhất.
Phân biệt sự khác nhau giữa digital marketing và thương mại điện tử
Vì thương mại điện tử và digital marketing đều được sử dụng thực hiện trên các nền tảng kỹ thuật số và ứng dụng công nghệ thông tin nên nhiều người lầm tưởng rằng hai khái niệm này là một. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những điểm khác biệt rất rõ rệt.
Khác nhau về bản chất
Tuy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng thương mại điện tử và digital marketing lại khác nhau về bản chất. Bản chất của thương mại điện tử là việc kinh doanh, buôn bán còn digital marketing là các hoạt động tiếp thị, giúp sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn.
Khác nhau về quy trình hoạt động
- Digital marketing là quá trình phân tích, đánh giá thị trường, xác định đối tượng và nghiên cứu khách hàng mục tiêu để đưa ra một sản phẩm phù hợp và có tiềm năng. Nói một cách dễ hiểu thì digital marketing tập trung vào việc tìm kiếm phát triển sản phẩm.
- Thương mại điện tử là quá trình doanh nghiệp sẽ tư vấn, nhận đơn đặt hàng và tiến hành các quá trình giao dịch, vận chuyển để đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Vì vậy thương mại điện tử sẽ tập trung chủ yếu vào việc phân phối sản phẩm.
Như vậy trong bài viết trên, Winmap DMS đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về sự khác nhau giữa thương mại điện tử và digital marketing. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thương mại điện tử và digital marketing nhé!